


Xoảng…
Tiếng cái bể cá cảnh giữa nhà đổ sập, thì ra vừa bị ông Hưng tức giận ném thẳng bức tượng đúc quan công bằng đồng nguyên khối vào. Ông Hưng nghiến chặt hai hàm răng lại với nhau, mắt ông đã long lên sòng sọc, ông quát thật lớn trong điện thoại:
Cụ nhà mày chứ… tiền của tao đâu, mau trả lại tiền cho tao.
Thế nhưng đáp lại tiếng quát tháo của ông chỉ là những tiếng cười hết sức đểu giả phía bên kia đầu máy, rồi cuộc gọi cũng kết thúc. Cục tức này khiến ông Hưng không sao chịu nổi, ông không còn giữ được bình tĩnh nữa, lục tìm trong danh bạ ông gọi ngay cho Toán, một gã giang hồ có tiếng vùng này.
-Alo! em nghe anh đây…
Mày tìm được nó cho tao chưa? Tao điên tiết với thằng này lắm rồi đấy…
-Trời ạ! Thế nó vẫn chưa trả tiền cho anh sau trận đòn nhừ tử hôm trước à?
Chưa… Bây giờ mày cho người đi tìm nó ngay, lần này không cần phải nhẹ nhàng làm gì nữa, mày cứ bẻ gãy hết hàm răng nó ra cho tao.
-Vâng! Em hiểu rồi, anh cứ để đó em lo.
Cuộc thoại kết thúc ông Hưng thở hắt ra một hơi thật sâu, người mà vừa khiến cho ông nổi cơn tam bành thì chính là Thoại, một gã thanh niên đã từng lái xe riêng cho ông suốt mấy năm qua. Ông Hưng đã từng công tác trên tỉnh, ông là quan chức cấp cao của bộ, trước khi về hưu ông còn thường xuyên qua lại chén chú chén anh, thậm chí suýt còn gả con gái cho gã.
Cách đây khoảng chừng đã nửa năm, Thoại bất ngờ tìm đến và hỏi vay một số tiền lên đến 800 triệu, lý do là cần gấp chạy chữa cho bà mẹ của gã trong cơn bạo bệnh hiểm nghèo. Vốn có ấn tượng từ trước, mà hai bên cũng đã qua lại thăm hỏi lẫn nhau, chuẩn bị định ngày cử hành đại lễ. Ông Hưng thì sẵn có số tiền rất lớn trong nhà, khoảng chừng cũng vài trăm tỷ, việc cho Thoại mượn số tiền ấy thì có nhằm nhò gì. Bởi vậy ông liền trích ra cho gã vay mượn…
Tưởng đâu cái việc mình giúp là làm phúc cứu người, thế nhưng đâu có phải vậy. Được có vài ngày thì dân tình quanh huyện liền rộ lên cái tin là Thoại vỡ nợ, lý do gã thua cá độ bóng đá rồi trốn biệt. Điều này thì đồng nghĩa với việc, số tiền mà ông đưa cho gã sẽ như không cánh mà bay, chắc chắn mất trắng.
Bẵng đi cả mấy tháng trời không ai liên lạc được với Thoại, gần đây thì gã mới vừa trở về nhưng cứ khất lần khất lữa mãi. Nào là cho em thêm dăm ba ngày rồi tám mười ngày, rồi đến cả tháng và bây giờ đã lên tới hai ba tháng. Số tiền ấy đâu có ít, mỗi lần Thoại mang đến trả cho ông Hưng còn chưa nổi 10 triệu đồng, chẳng bằng một góc nhỏ so với số tiền 800 triệu ấy.
Cực chẳng đã thế là tuần trước ông Hưng có nhờ tới Toán, đến nước này thì đành phải dùng giang hồ vào cuộc, dằn mặt cho Thoại một trận. Đầu tiên Thoại thấy toán giang hồ xăm trổ tìm đến cũng có chút lo sợ, nhưng rồi đâu lại vào đấy. Ông Hưng thậm chí còn dọa gã, phen này sẽ viết đơn khởi kiện, cho gã đi tù vì tội lừa đảo. Ấy thế mà Thoại có biết sợ đâu, như sáng nay khi nghe điện, gã còn trơ ra không nói gì chỉ cười khúc khích như trêu ngươi ông vậy.
Chờ đến chiều thì cuối cùng Toán cũng gọi tới, ông Hưng vội vàng bắt máy.
-Alo… Anh Hưng đấy à? Em Toán đây…
Được rồi! nói nhanh đi… Chuyện tao nhờ mày xử lý thế nào rồi?
-Bọn em tìm tới nhà nó rồi, nhưng mà hình như đánh hơi được nên chốn biệt mất rồi, vườn không nhà trống anh ạ.
Thế hả? Thằng lợn này cũng thính mũi đấy nhỉ? Được rồi… mày cứ gọi thêm mấy anh em nữa, đi tìm bằng được nó cho tao. Yên tâm, làm việc cho anh sẽ không để bọn mày phải thiệt đâu mà sợ.
-Dạ! em biết rồi…
Cuộc thoại vừa ngắt, ông Hưng vẫn còn hậm hực trong người, tay đập mạnh xuống mặt bàn lẩm bẩm:
Mả mẹ cái thằng khốn nạn này chứ! Tiền của tao không dễ nuốt vậy đâu…
Ngồi trên chiếc bàn trà ngoài phòng khách, ông Hưng rít từng hơi thuốc vừa thở dài sườn sượt, ánh mắt nhìn xăm vô định.
Mẹ nó chứ! Mình già cái đầu rồi mà còn bị trẻ con nó lừa…
Ngồi thêm được một lúc thì ông mới nhận ra, thời gian lúc này đã muộn lắm rồi, gần 7 giờ tối mà vợ ông đi đâu chưa về, ông Hưng nhíu mày lại lẩm bẩm:
-Quái thật… đến giờ mà còn chưa về là sao nhỉ?
Vừa nói ông vừa lấy điện thoại gọi cho bà Thành vợ mình, chiều nay bà bảo đi mua có ít đồ mà giờ này vẫn chưa thấy đâu, điện thoại đã đổi đến cả chục hồi chuông mà vợ ông cũng không nhấc máy. Đang bực sẵn trong người, ông Hưng văng tục chửi thề chẳng thèm kiêng dè chi hết:
Mả mẹ nó chứ… nhà chưa có đủ loạn hay sao mà còn chơi bời lêu lổng không thèm quan tâm giờ giấc?
Đúng lúc này thì tiếng Honda từ ngoài cổng nhà vang lên, đúng là vợ ông đã về. Ông Hưng sốt ruột liền chạy ra, bà Thành vừa dựng xe lại tay xách nách mang khệ nệ xách theo một cái làn mây khá lớn. Đồ quá nặng mà thấy chồng cứ đứng đực ra trên hiên trợn to mắt ra nhìn, bà tức lắm vội thét lớn:
-Ô hay cái ông này! Ông bị làm sao đấy?
Vẫn thây kệ… Đợi vợ bước hẳn vào nhà, lúc này ông mới hất hàm rồi hỏi.
Bà vừa đi đâu về?
Bà Thành đặt hẳn cái làn mây xuống sàn, thở hổn hển ngẩng đầu hít sâu một hơi rồi nói:
-Tôi đi chợ mua ít đồ cho con gái rượu của ông đấy…
Nhìn vào chiếc làn mây ông Hưng liền nhận ra ngay bên trong ấy, hàng hóa bà Thành mua về toàn ô mai khô và cả chục chai mật ong rừng loại hảo hạng.
Bà mua gì mà lắm vậy?
Thì con gái rượu của ông có dặn, nó bảo tuần tới nó đi công tác anh quốc, muốn mua ít quà đặc sản quê hương mang sang làm quà cho lũ bạn thân bên ấy.
Thôi được rồi… bà mau vào nhà tắm rửa đi, cơm nước nguội hết cả rồi đấy.
Việc ông Hưng cho Thoại mượn tiền và khả năng có thể mất trắng, ông đang định kể ra cho vợ nghe nhưng rồi bỗng ngừng lại. Ông vẫn biết tính vợ hay bù lu bù loa, nói ra chuyện ấy thì chắc chắn ông sẽ chẳng có được một ngày yên thân.
Sáng hôm sau ông Hưng quyết định chạy xe lên phố huyện thật sớm, cả đêm nằm trằn trọc mãi không sao ngủ được, ông cần gặp ông Chỉnh luật sư để chuẩn bị đầy đủ các thủ tục khởi kiện, phen này bằng mọi giá phải cho Thoại đi tù. Cả một ngày trời vật lộn mệt mỏi với đống giấy tờ, chiều về
đến nhà ông đưa mắt nhìn quanh, lại không thấy bà Thành vợ ông đâu, cơm canh cũng chưa nấu. Ông Hưng lại lấy điện thoại ra gọi cho vợ, nhưng một lần nữa bà Thành không nghe máy, chờ thêm chừng nửa giờ đồng hồ thì bà mới về đến nơi.
Ông Hưng thấy lạ vì vợ ông ăn mặc khá chỉnh tề, kiểu như đi thăm hỏi hay vừa viếng một đám hiếu nào đấy, thế là ông liền hỏi:
Bà đi đâu về vậy?
-À, tôi vừa đi viếng đám ma…
Ai chết thế bà?
Thì là thằng Thoại đấy… Từ sáng tôi có gọi cho ông mấy lần, nhưng ông không nghe máy. Bởi vậy tôi mới tranh thủ, tiện cùng bà Nhàn xóm giếng đi viếng đám tang cậu ấy luôn cho xong.
Cái gì cơ? Bà đùa tôi đấy phỏng? Làm sao mà nó chết nhanh thế được?
Ô hay cái ông này… chết chóc thì biết thế nào mà nhanh với chậm, cha mẹ của nó đang khóc lu loa ngất lên ngất xuống ra kia kìa.
Bà nói thật đấy chứ?
Câu nói của ông Hưng chưa dứt thì bà Thành đã nói ra một câu chắc nịch khẳng định.
-Ông xem đây này… trên mạng xã hội facebook họ hàng nhà nó đã đăng tin dầm dầm, có cả hình ảnh cùng thông tin ngày giờ nó chết. Như thế thì sai làm sao được…
Vừa nói bà Thành vừa chìa ra tấm hình cùng tin đăng cáo phó về cái chết của Thoại, ông Hưng sốt ruột cũng ghé mắt nhìn vào và bất ngờ này càng được đẩy lên đỉnh điểm. Đúng là ông đã trông thấy cái bảng cáo phó với nội dung thông báo về cái chết của Thoại thật, còn có rất nhiều người bình luận chia buồn.
Thế nhưng ông Hưng vẫn chưa tin hẳn, ông lắp bắp hỏi lại vợ:
Bà này… Liệu nó có chết thật không nhỉ? Có khi nào là ghép ảnh dàn dựng hiện trường giả không?
-Ô hay… Ông điên đấy à? Nó chết thật thì người ta đăng lên thế, chứ ai lại đi ghép ảnh như vậy làm gì, thất đức lắm.
Thế… thế nó làm sao mà chết? Chết từ bao giờ?
Việc này tôi cũng không rõ, nghe nói nó bị tai nạn giao thông ngoài đường quốc lộ, hướng ngã năm chỗ cầu ông Bảy đấy. Xe công nó cán qua chết tươi tại chỗ, nó chết từ nửa đêm của hai hôm trước rồi. Vì không mang theo giấy tờ tùy thân, điện thoại di động cũng vỡ nát mất, cho nên người nhà không được biết. Phải mãi đến khi có người quen nhìn thấy bảng tin của bệnh viện huyện thông báo tìm người thân của nạn nhân xấu số, lúc ấy gia đình nó mới tá hỏa lên nhận xác mang về mai táng. Kể cũng tội thật đấy…
Nó chết thật rồi sao? Không thể như thế? Mới sáng hôm qua nó vẫn còn nói chuyện với tôi cơ mà…
Ông Hưng nhíu mày tư lự mà nhớ tới cuộc nói chuyện giữa ông và Thoại lúc sáng hôm qua…
Thoại biết ông Hưng thuê đám giang hồ đến nhà xiết nợ, vì thế gã bỏ trốn ngay trong đêm, rồi không may bị tai nạn là điều dễ hiểu. Nhưng mà có một điều kỳ lạ khiến ông Hưng thắc mắc chính là, cuộc gọi lúc sáng hôm qua giữa ông và gã là sao nhỉ, ai là người gọi trong khi lúc ấy gã đã chết. Mà giọng cười đúng là của gã, không lẫn đi đâu được.
Ông Hưng vẫn còn vẩn vơ suy nghĩ mông lung mãi, nhân lúc vợ đi tắm ông lấy điện thoại ra rồi nhấn gọi ngay cho Toán. Đầu máy bên kia rất nhanh, giọng gã giang hồ Toán vang lên.
-Dạ anh! Em nghe đây anh…
Toán à! Mày chạy qua chỗ nhà thằng Thoại đi, chuyện gấp đó.
-Chạy qua đó làm gì hả anh? Nó về nhà rồi hả anh?
Không… mày qua đó xác nhận giúp tao một việc. Xem thử thằng khốn nạn ấy nó chết thật chưa?
-Sao ạ? Anh nói ai chết?
Tao bảo mày cứ đi đi, nhanh nhanh lên, có gì báo cho tao ngay nhé.
-Vâng! em biết rồi…
Đặt chiếc điện thoại xuống bàn trà, ông Hưng vẫn không hoàn toàn tin được chuyện này, bởi nhiều khi đây chỉ là một cái tang lễ giả, được dựng công phu như thật để đánh lừa dư luận, tránh cho Thoại trốn nợ chót lọt. Ông muốn xác nhận một lần nữa cho chắc chắn, vả lại cuộc điện lúc sáng hôm qua giọng cười của Thoại nó rõ ràng rành rọt lắm, làm gì có chuyện người chết đã hai ngày trước mà lại có thể gọi điện cho ông cơ chứ.
Chẳng nhẽ là ma nó gọi điện được sao? Hoang đường hết sức…
Khoảng chừng gần nửa giờ đồng hồ sau thì bà Thành vợ ông cũng từ trong phòng tắm đi ra, có vẻ như bà rất thoải mái sau khi tắm, bà vừa cười vừa hỏi lại chồng:
-Hôm nay mình ăn gì đấy ông? Giờ này cũng muộn quá rồi… hay tôi với ông ăn mì gói nhé? Hỏi đến mấy câu mà vẫn không thấy chồng trả lời, bà Thành liền nhíu mày gắt gỏng.
-Này ông!..
Tiếng gọi lớn giật giọng của vợ làm ông Hưng bừng tỉnh, ông giật mình nhưng ngay lập tức trợn mắt quát lại:
Bà bị sao đấy? Làm cái gì mà lớn tiếng như vậy?
-Câu này phải để tôi hỏi ông mới phải… Ông có nghe thấy tôi hỏi gì nãy giờ hay không?
Tôi, tôi… thế bà hỏi cái gì?
-Ông hay thật đấy… ông làm cái gì mà thất thần, mặt tái mét giống vừa như gặp ma vậy? Tôi hỏi ông là tối nay ăn gì? Tôi úp cho ông gói mì có được không?
Tôi không đói! Bà muốn ăn gì thì tự nấu lấy mà ăn…
Dứt câu ông Hưng đứng dậy bước thẳng về phòng, bỏ lại phía sau một ánh mắt tò mò khó hiểu của vợ. Vào phòng ông vẫn cầm chặt chiếc điện thoại trong tay chờ đợi trong im lặng, bỗng tiếng chuông báo có cuộc gọi đến, ông vội vàng nhấc máy. Nhưng khi nghe được giọng của Toán từ đầu máy bên kia, lập tức ông đứng khựng lại.
-Anh Hưng ơi… đúng thằng Thoại nó chết thật rồi anh ạ. Gia đình đang làm đám tang cho nó, kèn trống dùng beng lắm.
Mày có chắc là nó đã chết thật không?
-Chắc anh ạ, có cả giấy chứng tử thì còn sai thế nào được.
Nghe đến đây thì ông Hưng chỉ còn biết lặng thinh, tức bà Thành vợ ông nói đúng. Thế nhưng có điều quá kỳ lạ… tại sao Thoại chết rồi còn có thể gọi điện cho ông được chứ?
Đúng lúc này thì tiếng mở cánh cửa phòng làm ông Hưng giật nảy mình run rẩy, bà Thành từ bên ngoài bước vào, bà bước nhanh về phía đuôi giường cầm lấy cái bóp tiền và chiếc áo khoác mỏng, cuối cùng vẫn không quên hỏi chồng.
-Tôi ra ngoài ăn đây… Ông có muốn ăn gì để tôi mua về?
Bà cứ đi đi, đã bảo là tôi không muốn ăn gì rồi cơ mà.
-Ông hay thật đấy, tự nhiên lại dở chứng ra như vật. Ông mệt hay ốm bệnh rồi đúng không?
Mệt quá đấy… bà đừng có nhiều chuyện, lo mà đi ăn đi.
Bà Thành thấy chồng như vậy thì cũng chả buồn bắt vè, nói nhiều có khi cãi nhau thêm tức. Vợ ông vừa đi khỏi, ông Hưng còn lại một mình trong nhà tự lẩm bẩm.
Chuyện quái quỷ gì thế này?
Ông Hưng mở lại điện thoại, ông lục tìm nhật ký các cuộc gọi từ hôm qua. Đúng là có cuộc gọi hơn mười sáu giây ngắn ngủi, tên hiển thị ông lưu là Thoại xe chuồn. Bởi nhiều năm Thoại làm lái xe riêng đưa đón công việc cho ông Hưng, gã chạy xe nhanh hỏa tốc, nhưng được cái hết sức cẩn trọng khiến ông lúc nào cũng yên tâm. Nhìn lại số phone trên màn hình ông Hưng càng bồi hồi run rẩy, nhưng cuối cùng ông vẫn quyết định nhấn gọi thử. Ông chẳng biết sẽ phản ứng thế nào nếu như có người bắt máy, nhưng thứ ông nhận được chỉ là những tiếng tút tút đứt đoạn và thông báo thuê bao không liên lạc được. Vậy là ông đang tự lo lắng hão huyền rồi, có thể người nào đó ở bệnh viện nơi giữ xác của Thoại đã gọi điện, vì thấy có nhiều cuộc gọi nhỡ liên tiếp.
Thoại… tiền của tao mày tưởng chết rồi mà đã xong đấy hả?
Càng nghĩ ông Hưng lại càng cảm thấy khó chịu, ông bực dọc vứt cái điện thoại sang một bên, ngả lưng nằm xuống giường cố nhắm mắt vỗ về giấc ngủ. Thôi cứ kệ mẹ nó đi, để đến sáng mai rồi tính tiếp. Ấy thế nhưng sự hoang mang vẫn còn chưa buông tha cho ông, trong cơn mê man ông Hưng đã trông thấy Thoại, gã đứng ngay trước mặt giờ hai bàn tay đầy máu, vẫy vẫy mời gọi. Cả người Thoại chi chít biết bao những vết thương lớn nhỏ, một bên tay thõng xuống đã gần như đứt lìa.
Ngoài trời lúc này đã mờ sáng, ông Hưng bừng tỉnh mà mồ hôi trên người vã ra như tắm, ông đưa cặp mắt thất thần đảo quanh khắp nhà một lượt, đến khi chắc chắn là bản thân còn đang trong phòng ngủ thì ông mới thở phào một hơi.
Quái nhỉ… mình làm sao thế này không biết?
Khoảng hơn 6 giờ sáng thì bà Thành rời nhà, theo thói quen bà chạy xe lên trung tâm chợ huyện, chả là bà có sạp hàng đổ buôn vải vóc tơ lụa rất lớn. Ngay lúc này ông Hưng cũng không thể chần chừ thêm nữa, ông lập tức chạy xe thẳng đến nhà Thoại để đích mục sở thị xác minh cho rõ.
Nhà Thoại trong cùng một huyện nhưng mà khác xã, chả còn xa lạ gì ông Hưng cũng đã nhiều lần qua lại thăm hỏi. Vừa đến nơi chính là cái căn nhà cấp bốn tồi tàn nhỏ bé, hôm nay đã đông nghẹt những người là người. Ông liếc nhìn cái bảng cáo phó, thông tin được ghi trên ấy khá là giống với tấm ảnh mà hôm qua ông được vợ mình cho trông thấy. Ông hít thêm một hơi cho vững tâm rồi bước nhanh vào trong, qua khỏi mấy cái bàn trà được kê sát cổng nhà cho khách thăm hỏi uống nước, ông được bà Hoại mẹ của Thoại nhận ra.
Vừa thấy ông Hưng đến, bà Hoại giật mình vội chạy ào ra, bà dáo dác ngó quanh khắp lượt rồi thì thầm nói nhỏ:
-Vâng! Anh Hưng đấy à? Thành thật xin lỗi anh nhé… thằng Thoại nhà tôi nó không may vắng số, cháu nó chết đã hai người rồi. Lúc này thì chúng tôi cũng đang kích động và bối rối quá, có gì xin anh thông cảm mà lượng thứ cho.
Ông Hưng nhìn từ đầu xuống chân bà Hoại, trông bà ta lúc này hốc hác tiều tụy quá, hai con mắt quầng thâm đen thùi lùi như cái thùng tưới, khả năng đã thức trắng đến mấy đêm. Quay qua nhìn khắp trong nhà một lượt, ông Hưng bỗng giật nảy mình sửng sốt. Bởi vì trong gian nhà ngói ba gian ấy, không chỉ đang đặt một cỗ quan tài đỏ thắm mà là hai cỗ, khói hương nghi ngút không ngừng.
Thế này… là thế nào hả bà?
Hiểu được câu nói này của đối phương, bà Hoại mặt buồn rười rượi nước mắt lã chã tuôn rơi, cùng gật đầu xác nhận.
-Vâng! Chả giấu gì anh… quan tài nằm bên cạnh cháu nó chính là xác của chồng tôi, đến đêm hôm qua ông ấy vì thương tâm quá mà đột quỵ, hai cha con nó dắt nhau ra đi cả rồi.
Thật lòng là chúng tôi xin lỗi anh, thôi thì con dại cái mang. Nó chết rồi nhưng cũng không vì thế mà chúng tôi có thể chạy làng chạy tổng được, anh cứ thư thư cho vài bữa. Đợi sau khi chôn cất hai cha con cháu nó xong, tôi sẽ bán căn nhà này để trả nợ đầy đủ cho anh.
Nghe đến đây thì ông Hưng cũng có chút mủi lòng, ông gật gù đồng cảm rồi xua xua tay nói:
Thôi được rồi… bà đã nói thế thì chuyện đó tính sau vậy, để tôi vào thắp cho cha con cậu ấy nén hương.
-Vâng! Thế mời anh, gia đình cảm tạ anh nhiều.
Ông Hưng bước vào bên trong căn nhà nhỏ, lúc này nồng nặc toàn mùi hương khói. Vốn chỉ định sang đây xác minh, cho nên ông không có chuẩn bị phong bì tiền lễ gì cả, cho nên lúc này có chút bối rối. Ông tiến tới đứng trước cái bàn hương án, nhìn bà Hoại lúc này trông càng tiều tụy, bà đứng ở đó đưa nén hương vừa mới châm lửa cho ông. Đón nhận mấy que hương trên tay, ông cẩn thận nhìn lại tấm di ảnh của Thoại thêm lần nữa, cuối cùng thì đưa tay cắm trả lại vào lư hương. Xong xuôi ông cúi đầu kính lễ vái mấy vái với gia chủ, rồi quay gót ra về.
Đến giờ phút này thì ông Hưng đã tin chắc Thoại chết thực sự, không thể là một cái chết giả được. Rời khỏi đám tang ông Hưng vừa lái xe mà vẫn miên man suy nghĩ, thế thì thứ gọi điện nói chuyện với ông vào sáng hôm ấy là gì, chả nhẽ là hồn ma của Thoại.
Thoại chết rồi còn quay về dương gian làm cái gì chứ? Thôi chết… khéo nó chết oan?
Đinh đinh với suy nghĩ này nên ông Hưng bắt đầu lo sợ lắm, bởi các cụ vẫn bảo rằng, loại ma quỷ dạng này linh thiêng và thù dai lắm. Nhưng mà gã còn nợ ông cả đống tiền cơ mà?
Nghĩ đến đây ông Hưng liền sực nhớ ra một việc, cần phải trả tiền ngay cho Toán. Toán là gã giang hồ cộm cán có máu mặt và tầm ảnh hưởng lớn ở cái huyện này, thế nhưng cách làm việc hết sức đàng hoàng, chuyện nào đi chuyện nấy. Ông Hưng hẹn Toán chạy qua quán cà phê Chồn Lửng, chỗ dốc Lã để gặp mặt và gửi tiền công cho gã. Vừa ngồi xuống chiếc ghế đối diện, Toán đã mở miệng hỏi ngay:
-Anh Hưng à… giờ cái thằng chó đó nó chết rồi, anh định tính thế nào?
Còn tính toán cái mẹ gì nữa… Tao cũng vừa mới tới đám tang của nó, bà mẹ nó bảo là thư thư cho nhà nó ít bữa, đợi chôn cất xong thì bán căn nhà để trả nợ cho tao chứ sao.
-Anh tin lời con mụ già mẹ nó ấy hả? Kể ra con mụ ấy còn ghê gớm gian xảo hơn cả thằng Thoại đấy.
Sao cơ? Mày nói rõ ra tao xem nào…
-Vâng! Chả là chuyện thế này…
Hôm qua lúc nhận lệnh của anh đến đó xác minh nhà nó, thấy có rất nhiều chủ nợ tập trung, nhưng phần lớn trong số đó không phải là đòi nợ thằng Thoại, mà chính là đòi nợ ông bà Hủy Hoại bố mẹ thằng ấy. Cùng lắm thằng Thoại có nợ gần tỷ bạc thôi, chứ bố mẹ nó nợ giang hồ, nợ ngân hàng đã lên đến mấy trăm tỷ. Vợ chồng lão trốn chui trốn lủi, biệt tăm biệt tích suốt mấy năm trời, chỉ đến khi thằng nhãi ấy chết thì người ta mới thấy hai vợ chồng lão ló mặt về. Anh mà tin thì khác gì tự ra đường hót cát về rang…
Trời đất! có thật thế không?
-Hoàn toàn là sự thật! Em nói dối anh để làm gì…
Em thấy rằng là sau khi chôn cất thằng kia xong, nhà ấy sẽ chạy trốn tiếp đấy.
-Anh có muốn bọn em giải quyết xử lý thật gọn gàng chuyện này cho anh không?
Thôi bỏ đi…
Ông Hưng lắc đầu bởi vì ông không muốn vướng vào cái cảnh tiền đã mất mà tật thêm mang, lỡ mà “chó cùng dứt dậu”, khổ càng thêm khổ.
Thôi được rồi… tao cảm ơn, để đấy rồi tao tính. Giờ tao gửi tiền công bọn mày…
Vừa nói ông vừa lấy cái ví của mình ra, số tiền theo thỏa thuận là 90 triệu đồng chẵn. Nếu hoàn tất việc đòi nợ thì số tiền ấy ông Hưng phải chi trả đầy đủ cho Toán, nhưng bây giờ chưa đòi được. Vậy thì giảm xuống một phần mười, tức là ông chỉ cần đưa cho Toán có 9 triệu, nhưng ông vẫn chơi đẹp, móc ra đưa chẵn cho gã cả 10 triệu.
Nhìn đến khoản tiền ông Hưng vừa đặt trên bàn, Toán gật gù rồi cầm lấy cất ngay vào trong áo.
-Cảm ơn anh! Sau này cần việc gì anh cứ gọi em một tiếng, anh em mình chơi đẹp với nhau.
Thôi… Tôi không mong có dịp phải nhờ cậu nữa đâu, nói thật là cũng nặng đầu lắm.
-Ấy chết! Sao anh lại nói thế? Thôi em xin phép có việc phải đi trước.
Ừ, chào cậu…
Sau đấy ông Hưng cũng rời quán cà phê rồi về nhà, bà Thành thì đang trong bếp nấu nướng bữa trưa, vừa nhìn thấy chồng bà liền giơ tay vẫy gọi:
-Ông về rồi đấy hả? Thôi ông vào rửa chân tay mặt mũi đi còn ăn cơm, hôm nay tôi nấu nhiều món ngon ông vẫn thích lắm đấy.
Những tưởng chồng sẽ bất ngờ với sự đảm đang của mình, vậy mà bà Thành đợi mãi không thấy chồng có bất cứ một phản ứng đáp trả nào, cứ lững thững bước thẳng vào phòng ngủ.
-Ơ hay! Cái ông này… ông làm sao thế hả?
Tiếng gọi của bà Thành lần này mới khiến cho ông Hưng giật mình, ông sửng sốt hỏi lại:
Hả… cái gì thế? sao bà gọi gì mà giật giọng thế hả?
-Hả hở cái gì mà hả hở? Ông thử nhìn lại mình đi…
Tôi xin lỗi, tôi mải nghĩ tí chuyện cho nên không để ý.
Sau đấy trong bữa cơm trưa, bà Thành vẫn tò mò hỏi lại:
-Này ông… thế ông không định đi đám ma thằng Thoại hả? Chả gì thì nó cũng chạy xe đưa đón, phục vụ ông cả chục năm ấy chứ.
Sáng nay tôi có đến viếng nó rồi…
-Thế hả? Ông đi mà chả nói cho tôi biết, tôi làm phong bì tươm tất một chút. Tội nghiệp nó thật đấy…
Thôi được rồi… chết thì cũng đã chết rồi, nhắc làm gì lắm.
-Thì tôi cũng chỉ nhắc thế thôi, trước đây thỉnh thoảng cậu ấy vẫn hay sang đây ăn nhậu, chén chú chén anh với ông còn gì, bẵng đi mấy tháng không có thấy đâu, giờ thì lại…
Tôi đã bảo là bà im đi cơ mà… sao cứ lải nhải mãi thế?
-Ô hay cái ông này… tự nhiên sao lại nổi khùng lên với tôi thế? Ông dạo này là hay cáu bẩn vô lý lắm đấy, ông muốn kiếm chuyện gây sự thì cứ nói thẳng ra.
Bà đừng có lải nhải nói mãi nữa, tôi đang nhức đầu quá đây…
Bỏ lại bát cơm còn đang ăn dở, ông Hưng đặt một cái thật mạnh xuống bàn, rồi đứng phắt dậy bước thẳng về phòng. Nằm trên giường ông vẫn nghe từng tiếng lau dọn bát đũa của bà Thành, ông thực sự không thể hiểu được tại vì sao mình lại vướng vào cái tình cảnh oái oăm như vậy. Ông cũng nhớ đến chuyện gã Toán giang hồ có kể, nếu quả thực là vậy thì số tiền 800 triệu của ông chắc chẳng thể nào lấy về được.
Đúng lúc này thì bà Thành vợ ông liền mở cửa bước vào, bà tiến tới đầu giường cầm chiếc túi xách, sửa soạn lấy thêm chút đồ rồi thốt.
-Ông ở nhà ngủ lấy giấc đi cho khỏe, tôi có việc phải lên chợ đổ buôn mối mới. Chiều nay ông muốn ăn gì thì để tôi mua?
Tùy bà!.. bà cho tôi ăn gì chả được…
Câu nói này của ông Hưng càng khiến bà Thành khó chịu, thế nên bà cũng không nói gì thêm nữa, thay xong bộ quần áo mới bà rời đi luôn. Còn lại một mình trong nhà ông Hưng trằn trọc nằm mãi trên giường vẫn không tài nào ngủ được, bụng dạ ông tự dưng cứ bồn chồn khó chịu thật. Thế là ông quyết định trở dậy rồi đi tắm, thả lỏng cơ thể cho đầu óc thoải mái chút.
Đang tắm thì từ bên ngoài liền có tiếng động vọng vào, nghe giống như có người vừa đẩy cửa đi vào nhà ông vậy, đặc biệt bởi tiếng động phát ra từ cánh cửa chính có mấy cái bản lề lâu ngày khô dầu kêu lên ken két. Mấy ngày vừa rồi vợ ông cũng có nhắc ông gọi thợ sửa lại, rồi lộn xộn mãi với chuyện mất tiền mất của thành ra quên khuấy đi mất.
Ừ… có khi là vợ ông vừa về cũng nên? Nghĩ thế nên ông Hưng thây kệ chả buồn lên tiếng…
Thế nhưng được một lúc thì từ nhà ngoài liên tục vang lên những tiếng lạch cạch loạch xoạch, giống như ai đó đang lục lọi đồ đạc nhà ông vậy.
Quái lạ thật đấy! Bà nó đấy phải không? Bà đang làm cái gì bên ngoài đó vậy?
Không có tiếng trả lời, những âm thanh khi nãy thì không còn phát ra nữa. Tò mò ông Hưng vội tắt vòi nước, mặc tạm cái quần xà lỏn rồi bước vội ra ngoài. Khi ông bước ra tới phòng khách thì cũng là lúc ông kinh ngạc đến tột độ, bởi vì đập vào mắt ông là một khung cảnh lộn xộn của bàn ghế, mấy hộc tủ cũng bị ai đó tự tiện mở toang ra hết.
Cái gì thế này? Chả nhẽ có trộm vào nhà mình ư?
Ông Hưng lắp bắp, nỗi lo sợ đã bắt đầu xuất hiện, bởi ông biết bà Thành sẽ chẳng thể làm ra mấy cái trò như này. Vậy thì đúng là trộm đột nhập vào nhà ông rồi, sợ tên trộm kia vẫn còn đang ẩn nấp gây bất lợi, ông Hưng vội lùi lại rồi thủ thế rồi bắt đầu hô hoán.
Có trộm, có trộm… Ối làng nước ơi là làng nước ơi! Có trộm, có trộm…
Nghe tiếng tri hô của ông, một chốc đã có chục người làng gần đấy chạy sang, nhưng sau khi kiểm tra thật kỹ khắp lượt thì tuyệt không thấy kẻ gian đâu cả. Khoảng chừng nửa giờ sau thì bà Thành vợ ông cũng về tới, khỏi phải nói bà đã ngỡ ngàng thế nào khi trông thấy cái đống bừa bộn trong phòng khách.
-Có chuyện gì xảy ra thế ông?
Nhà mình có trộm lẻn vào bà ạ…
-Sao cơ? trộm nó vào nhà hả ông? Mà ông trông coi nhà cái kiểu gì vậy? Thế có mất thứ gì không?
Nó vào nhà lục lọi ở ngoài phòng khách, nghe tôi chi hô cho nên chắc là sợ chạy mất rồi.
-Thế thì may quá! Ông gọi thợ vào xử lý cửa nẻo lại đi, đổi luôn cái ổ khóa khác cho nó lành.
Sau khi hai ông bà sắp xếp lại gian phòng khách, ông Hưng cảm thấy mệt mỏi nên vào phòng để nghỉ. Thế nhưng mới đặt lưng xuống giường ông Hưng đã nhanh chóng thiếp đi, trong cơn mộng mị ông thấy cả căn phòng mình đang nằm sáng rực, ngay trong góc phòng một bóng người lù lù đứng đó tự bao giờ, cái bóng đó không ai khác chính là Thoại. Hắn nhoẻn miệng cười, một nụ cười đầy quỷ dị.
Mày… mày về đây làm gì?
Ông Hưng trố mắt lên vì sợ, ông toan định vùng dậy, nhưng nhận ra tay chân lúc này không còn chút sức lực nào nữa, cứ như đang bị dính chặt vào giường vậy. Bất ngờ Thoại từ trong góc phòng liền lao tới, gã dùng cánh tay đầy máu me tanh tưởi bóp chặt cổ họng của ông. Nỗi sợ ông vừa trải qua đã vượt quá giới hạn, ông Hưng mở bừng mắt rồi hét lớn.
-Này… ông làm sao vậy? Làm gì mà cứ hú hét lên ghê thế?
Giọng nói quen thuộc của vợ ông vang lên, đã đánh thức ông thoát ra khỏi cơn ác mộng. Ông Hưng lúc này vẫn không ngừng sợ hãi thở hắt ra, miệng lắp bắp ông vội thốt:
Hãi quá!..
-Thế có chuyện gì khiến ông kinh hãi đến thế? Tôi ở ngoài nghe tiếng ông la hét mà tôi giật cả mình, suýt chút đánh rơi con dao vào chân.
Tôi, tôi thấy… À, cũng không có gì đâu, bà cứ đi ra nấu ăn tiếp đi, tôi muốn nghỉ ngơi thêm một lúc nữa.
Bà Thành nhíu mày, tuy không hiểu chuyện gì, nhưng cũng chỉ biết thở dài quay lưng rời đi. Một lát sau bà quay trở lại với cốc nước mát rót ra từ tủ lạnh, đưa lại cho chồng.
-Nước của ông đây, ông uống đi…
Cảm ơn bà!
Ông Hưng đưa tay đón lấy cốc nước, ngửa cổ lên nốc cạn một hơi. Quả nhiên cốc nước mắt nhanh chóng phát huy tác dụng của nó, ông lấy lại bình tĩnh thở hắt ra một hơi rồi nằm vật ra giường.
Bà Thành vẫn kiên trì hỏi lại chồng thêm lần nữa:
-Này ông… thế vừa rồi ông nằm mơ thấy cái gì vậy? Trông ông lạ lắm đấy nhé…
Không có gì đâu, tôi mộng mị linh tinh ấy mà.
-Dạo này tôi thấy thần sắc của ông mệt mỏi lắm đấy, nếu cần đi khám thì để ngày mai tôi bảo con Mỹ nó sang đưa ông đi, có tuổi rồi không xem nhẹ được đâu đấy.
Tôi biết rồi…
-Ơ hay cái ông này… thế tóm lại là ông có đi khám xét gì hay không, sao cứ ậm ừ cho qua mãi thế?
Ông hay thật đấy! thôi tôi đi nấu cơm tiếp đây…
Nói rồi bà Thành quay lưng rời đi, chỉ còn lại một mình trong phòng, ông Hưng bắt đầu nhớ lại giấc mơ kinh khủng mà mình vừa gặp phải. Cảm giác nó thật đến khó tả, giống như Thoại vẫn đang hiện diện ngay trong căn phòng này vậy. Nằm nghỉ thêm một lúc nữa, ông liền nhanh chóng nhổm dậy bước thẳng ra ngoài, đi đến phòng khách ông nheo mắt nhìn xuống gian bếp, lúc này bà Thành vẫn còn đang nấu nướng trong đấy.
-Ông đã khỏe hẳn chưa?
Ờ, tôi không sao… ra đứng trước hiên nhà, ông rút điếu thuốc bật lửa rít một hơi. Bất ngờ một thứ đã khiến ông chú ý, mắt ông hướng thẳng về phía cánh cổng. Bởi ông nhận ra trên đó có một cái túi nilon đen được máng lên trên móc cửa.
Ông bước tới, nhíu mày rồi lẩm bẩm:
Thứ gì vậy nhỉ?
Cái túi nilon nhanh chóng được ông bóc ra, thứ bên trong khiến ông hoảng hốt.
Trời ạ! thế này là sao?
Phát hoảng lên cũng phải thôi, vì bên trong túi nilon đó toàn là tiền âm phủ. Ông Hưng rụng rời hết tay chân, theo phản xạ ông ném thẳng cái túi nilon vào thùng rác bên cạnh cổng chính.
Mẹ nhà chúng nó chứ… là kẻ ghen ăn tức ở nào khốn nạn láo lếu thế nhỉ?
Ông Hưng bước trở vào nhà, ông ngồi phịch xuống chiếc ghế sô pha nơi phòng khách, từng luồng suy nghĩ miên man bắt đầu xuất hiện.
Nó thực sự trở về quấy phá mình sao? Mà mình có làm gì nó đâu cơ chứ? Tự nó bất cẩn rồi bị tai nạn cơ mà…
Sực nhớ ra điều gì đó, ông Hưng lấy điện thoại ra và lục tìm trong danh bạ, ông nhấn gọi.
Định đấy à… bây giờ mày có rảnh không? Tao chạy sang nhà mày có tí việc đây…
-Vâng! Thế có việc gì hả chú?
Việc này tao không tiện nói qua điện thoại… thế tầm mấy giờ mày về đến nhà để tao chạy sang?
-Dạ! Chắc phải tiếng nữa đấy chú, cháu đang đưa mấy mẹ nó đi xem phim.
Phim với chả phò… Ừ, thế thì tao chạy sang tao đợi cũng được.
Ngoài trời đã bắt đầu nhá nhem, trong căn nhà của vợ chồng Đình bên làng Trạm, ông Hưng ngồi ở chiếc bàn đá bên ngoài sân chờ đợi lâu lắm rồi, mắt ông vẫn không ngừng hướng ra phía cổng đăm chiêu lắm.
Quái… Sao mà lâu thế nhỉ?
Vừa dứt câu thì ông Hưng đã trông thấy có mấy bóng người từ ngoài cổng đi vào, nhận ra đúng là vợ chồng con cái cả nhà của Định.
Sao cả nhà mày về muộn thế?
-Vâng! thế có chuyện gì hả chú?
Tao đang bị ma ám rồi mày ạ…
-Chú đang đùa cháu phải không?
Tao đùa mày làm gì, mấy hôm nay tao ăn không ngon ngủ không yên đây này.
Cứ thế ông Hưng thuật lại toàn bộ câu chuyện, từ khoản nợ 800 triệu cho Thoại vay mượn, vì sao Thoại trốn chạy để rồi biến thành một vong hồn oán hận. Nghe đến đây Định liền giật mình kinh hãi rồi vội thốt:
-Chết! chuyện này lớn thật rồi chú ạ. Mấy dạng vong hồn theo oán như vậy độc địa lắm…
Ừ, thì tao không biết phải làm thế nào đây này. Tao nhớ mày cũng có khoảng thời gian học pháp tổ truyền bên đất Cam, biết đâu mày có thể hóa giải được kiếp nạn này cho tao.
-Không, chú cứ đề cao cháu quá, cháu tài phép nào mà làm được vậy. Mà nhìn ấn đường của chú đã tối đen lại thế kia, xem ra cũng đã nặng lắm. Sức cháu cũng chịu thôi, hồn này đeo ám chú nặng quá. Thôi chú lên xe mau, cháu đưa chú đi luôn may ra còn kịp, qua nhà cô đồng Tín trên thị xã Đồng Xoài đó chú.
Nghe thấy những lời này ông Hưng cũng yên tâm đôi chút, khoảng chừng hai giờ đồng hồ sau thì xe dừng lại trước cổng một ngôi nhà được xây dựng theo dạng cổ xưa hết sức cũ kỹ. Nhà này có cái sân trước khá rộng, cuối vườn có một cái điện thờ khói nhang vẫn không ngừng tỏa ra nghi ngút.
Định xuống xe rồi nhanh chóng thúc giục ông Hưng:
-Mau lên đi chú! May mà giờ này vắng người đấy nhé…
Ông Hưng chỉ biết gật gù, cứ thế ông bước theo sau lưng của Định. Khi vào đến nơi bên trong gian điện thờ, ông Hưng liền trông thấy một người đàn bà tuổi đã trung niên. Người để tóc xõa ra rũ rượi, gương mặt khô gầy gò má cao, đặc biệt là đôi mắt thâm quầng, do vậy càng làm nổi lên nét kỳ quái đầy huyền hoặc.
Chỉ thấy Định bên cạnh đã chắp tay sùy sụp bái lạy, hắn mở miệng:
-Dạ thưa thầy ạ! Con lạy thầy ạ…
Ông Hưng nghe thấy như vậy thì cũng vội chắp tay lại, phủ phục vái lạy theo Định rồi nói:
Dạ! con chào thầy ạ…
Vừa mới dứt câu thì người đàn bà kia liền gật gù, nhưng sắc mặt của bà ta đã nhanh chóng thể hiện một vẻ hết sức nghiêm trọng. Bà nhìn chằm chằm vào ông Hưng rồi lắc đầu rít lên từng tiếng:
-Nguy quá đấy!
Dạ! Nguy thế nào hả thầy?
Anh đây đang bị một vong hồn độc lắm đeo bám, mà vong hồn này thậm chí nó còn sắp thành quỷ tinh mất rồi. Chậm thêm vài ngày nữa chắc sẽ khó cứu đấy…
Khỏi cần nói thì ông Hưng liền trợn trừng mắt lên kinh hãi, cả người run lên lẩy bẩy, miệng lắp bắp mãi mới thốt ra lời:
Thầy… thầy bảo sao ạ? con đang bị quỷ nó đeo bám ư?
-Đúng thế… Không biết ông đắc tội gì với vong hồn ấy? Anh có từng quen biết với cái vong này không?
Ông Hưng trả lời mà cả người vẫn không ngừng run rẩy, ông cũng kể lại vì sao mà vong hồn của Thoại lại theo về ám mình. Nghe kể tới đây thì bà đồng liền lại gật gù, rồi thốt tốt:
-Thôi được rồi… may mà anh tìm tới đây kịp lúc đấy, việc này thì tôi xử lý được.
Vâng! Con đội ơn thầy…
Sau đấy bà đồng liền đảo mắt một vòng, bà ta liếc nhìn thật kỹ từ đầu xuống chân ông Hưng, cuối cùng lại gật gù nói:
-Được rồi… vậy thì ta vào luôn vấn đề chính nhé. Việc trước tiên bây giờ thì cần chuẩn bị một đàn tràng thật thịnh soạn, có thể làm tại nhà của anh hay tại điện của thầy đều được. Đàn tràng này cần nhiều lễ lạc trọng hậu lắm đấy, chủ yếu đem dâng lên cho thần thánh, lễ cầu xin thánh thần gia độ xua đuổi cái vong quỷ kia đi giữ mạng cho anh. Mọi thứ cần chuẩn bị như thế nào thì tôi đã viết ra đây cả rồi, anh chỉ cần xuất tiền ra là được.
Vâng ạ! Con cảm ơn thầy… Thầy cần những thứ gì thì cứ căn dặn, chắc chắn con sẽ chuẩn bị thật đầy đủ.
-Ừ, thế thì tốt rồi… bây giờ anh cứ đặt lễ vào đây cho tôi, khoảng chừng hai ba trăm là đủ.
Ông Hưng tưởng thầy bảo đặt vào hai ba trăm nghìn, thế là ông liền móc ví rút luôn ra hai ba tờ tiền loại mệnh giá 500 nghìn đồng chẵn, bỏ luôn vào cái đĩa dưới chiếu.
Vừa thấy ông Hưng đặt lễ thì lập tức bà đồng đã nhíu mày rồi thốt:
-Anh làm cái gì thế?
Vâng! Thưa thầy… lúc đi vội con không có đổi được tiền, con chỉ còn có mấy tờ mệnh giá 500 nghìn. Con xin gửi lễ lên đây để thầy kêu cầu dùm con với ạ…
-Anh đang đùa với thầy đúng không? Anh đưa lễ có chừng này thì làm sao tôi lên lễ kêu cầu với thánh thần để giữ mạng cho anh được.
Dạ! Thì khi nãy thầy vừa bảo là đặt lễ hai ba trăm đấy ạ…
-Đâu có đủ, lễ ở đây là hai ba trăm triệu đó…
Thầy bảo sao cơ ạ?
Quả thật con số này nằm ngoài sự tưởng tượng của ông Hưng, bởi vì làm lễ gì mà tốn kém đến vậy. Ông vừa mất số tiền lên đến 800 triệu đồng, còn đang tiếc hùi hụi mà giờ này lại mất thêm hai ba trăm triệu nữa, ông chịu sao nổi.
Thấy ông Hưng hãy còn trần trừ chưa quyết, Định bên cạnh liền ghé sát tai thì thầm mách nước:
-Chú à… Thế chú hết tiền rồi ạ? Hay là cứ gọi cho dì bảo qua một câu ạ?
Thôi… không nên làm thế.
Ông nhìn lại bà đồng vẫn ngồi đối diện với mình, cuối cùng thẳng thừng từ chối:
Dạ thầy! Thành thật con cảm ơn thầy, nhưng có lẽ con không thể làm cái lễ này được.
Nói rồi ông đứng phắt dậy, quay qua phía Định và giục:
Định à! Chúng ta về thôi…
Định lúc này thực sự bối rối, vì không thể ngờ rằng số tiền đặt lễ giải hạn cô đồng Tín lại có thể hét cao đến thế. Ra đến cổng nhà thầy Định không vội lên xe ngay, mà nhanh miệng hỏi lại:
-Chú à… Sao thế chú?
Thôi mày ạ… tao vừa làm mất một số tiền quá lớn rồi, giờ này cũng không muốn mất thêm nữa đâu. Mày xem còn có thầy bà nào khác giỏi hơn nữa không? Khả năng là bà đồng này thấp tay ấn, cho nên thầy cố tình đòi tiền thật cao để đuổi khéo mình về đấy.
-Chú nói thế là phải tội đấy… cô đồng Tín tài phép nhất vùng này, khó đến thế nào cô cũng xử lý được.
Thôi đi về… tao mệt mỏi lắm rồi, tiền mất tật mang còn vướng phải những chuyện đâu đâu ấy.
-Vâng, thế chú đợi cháu chút nhé, cháu chạy vào chào thầy một câu cho phải đạo.
Định quay trở lại điện thờ, hắn vừa lò dò vào đến cửa điện, đang định mở miệng nói gì đó thì ngay lập tức đã bị cô đồng Tín trỏ tay thẳng mặt, rồi đuổi mắng xối xả:
Câm ngay cái miệng lại đi! Đừng có bép xép nhiều lời mà hỏng hết việc đấy…
-Vâng! Nhưng sao vụ này thầy lấy tiền lễ lão ta nhiều thế? Thầy bớt xuống chút là lão ấy chấp nhận ngay, lão đang sợ hãi lắm rồi.
Sao mày ngu thế hả Định? Thằng cha này cả đời làm quan ăn trên ngồi chốc, lão còn đầy tiền. Cứ để lão sợ thêm vài hôm nữa, đến khi ấy có đòi thêm gấp đôi gấp ba chỗ ấy cũng được. Tao với mày còn nợ mụ vợ lão cả nửa tỷ kia kìa, liệu cả đời này có trả nổi số nợ ấy cho mụ được không?
Về đi! Cứ y theo kế hoạch cũ mà làm... nhân cơ hội này bóc lấy chút vẩy vợ chồng nhà ấy một phen.
Sau đấy Định bị đuổi thẳng cổ, vừa ra đến cổng hắn liền nói.
-Chú à! Thôi chú xuống đi, để đấy cháu lái xe chở chú về.
Ông Hưng tâm trạng lúc này không được tốt lắm, ông ngồi phía sau xe để yên cho Định chở về. Đến ngã ba đầu làng chỗ quẹo vào đầm nước ông Thái, lập tức ông Hưng lên tiếng:
Định này… Giờ vẫn còn sớm, tao với mày tranh thủ ra quán Tùng béo làm vài ly đã nhé.
-Thôi chú ạ, chú về nhà đi kẻo dì lại lo đấy.
Ừ, thế thì thôi… mày vào nhà đi, tao cũng về đây.
Thế nhưng sau đấy ông Hưng lại không về nhà luôn, ông chạy thẳng xe qua quán Tùng béo, gọi ra một một chai rượu đế với hai ba cái đùi chó quay béo mẫm. Cứ thế ngồi uống tì tì chẳng biết trời trăng ra sao, đến khi mắt hoa không còn tự rót nổi chén rượu từ cái chai thủy tinh ra nữa, lúc ấy ông mới đứng dậy thanh toán rồi lảo đảo rời quán.
Tuy đã khá say nhưng ông Hưng vẫn còn có thể nhận thức được, ông cần phải về nhà càng nhanh càng tốt. Quái lạ thật! Rõ là ông đã phóng xe đi được cả tiếng đồng hồ rồi, mà sao lúc này vẫn cứ quanh quẩn mãi chỗ dốc đê làng Sà là thế nào chứ. Rồi thứ gì đến cũng đã đến, thứ trực chờ ông chính là hồn ma của Thoại, gã đang án ngữ đứng chắn ông giữa đường.
Ông Hưng sợ quá, tim ông như thắt lại, chỉ có thể thều thào hỏi nhỏ:
Mày… mày còn về tìm tao làm gì?
Thoại vẫn đứng đó trừng mắt không nói gì, rồi gã tiến tới thật gần mà ông Hưng không thể làm gì được. Mùi máu tanh nồng xộc thẳng vào mũi, bàn tay hắn lạnh ngắt như đá lập tức bóp chặt lấy cổ ông. Chịu không nổi ông Hưng rùng mình theo phản xạ rồi bừng tỉnh, mắt ông mở thao láo đầy hoảng hốt. Hơi men trong người ông đã bay gần hết, tuy đầu óc vẫn còn ong ong rất nặng nhưng ông đã lờ mờ nhớ ra rằng. Đúng là tối qua ông chưa kịp về nhà, ông say quá rồi cứ thế nằm ngủ quên ở giữa cánh đồng, chỗ gốc đa bến sông làng Sà. Trời đêm tối đen như hũ nút, tay ông theo phản xạ cứ lần mò xem xét khắp lượt, bất giác ông sờ phải một mô đất thoai thoải rất lớn bên cạnh. Cái thứ ông vừa sờ phải sao nó quen quen đến thế, lập tức khiến tâm trí ông sợ đến tê dại.
Cái gì thế này? Chẳng nhẽ mình đang nằm ngủ trong bãi tha ma ư?
Còn chưa hết hoàn hồn thì lần nữa tay ông lại sờ phải một thứ, cái gì mà như đống rẻ rách được quấn chặt quanh khúc cây khô cứng thế này, nhưng thứ ấy ươn ướt mà sực mùi tanh tưởi đến lợm giọng. Bỗng ông Hưng bật ngửa người rồi hét toáng lên kinh hãi, ông vùng té chạy, cứ thế cuống cuồng bỏ lại cả xe. Đúng là vừa rồi ông Hưng gặp phải ma quỷ, sai thế nào được. Thứ ông sờ trúng đâu phải là khúc gỗ gì như ông tưởng tượng, mà chính là một cái xác khô còn biết cử động nói cười nữa chứ. Vừa rồi nó còn bật ngồi ngay dậy, cười lên khanh khách, thốt ra một câu làm ông chết điếng:
-Anh Hưng à! Em Thoại đây… hôm nay anh nhã ý còn ra thăm em cơ à?
Tờ mờ sáng thì ông Hưng cũng mò về được đến nhà, bà Thành vợ ông vẫn nằm cò queo trên giường ngủ say như chết. Ông rón rén chân bước thật nhẹ, càng khẽ khàng kéo lấy một phần tấm chăn mỏng vợ ông đang đắp, cố không làm động mạnh. Ấy vậy mà bà Thành vẫn tỉnh giấc nồng, bất giác mắt vừa chạm mắt khiến ông Hưng hốt hoảng. Vì trong ánh mắt vợ ông tự nhiên lóe lên một tia sáng đỏ rực như mắt sói trong đêm, nó toát lên vẻ hằn học căm hận hết sức.
-Ông đi đâu đến giờ mới về? Ông lại bê tha nhậu nhẹt đúng không? Đúng là cái đồ già rồi mất nết…
Trước những lời chê trách của vợ, ông Hưng cũng chỉ biết cười gượng, rồi lựa lời tránh đi cho xong.
À… hôm nay tôi có chút chuyện buồn, tôi uống có hơi quá chén.
-Ông cũng hay thật đấy… ai đã làm gì để ông phải buồn bực? Tôi là tôi cứ nhắc ông như thế không thừa, từ sau có đi đâu thì ông cũng phải thông báo cho vợ con một câu chứ, nói dại nhỡ ông có ngã dậm ngã dụi ở đâu còn biết đường tìm.
Tôi biết rồi…
Nói rồi ông Hưng kéo lấy chiếc chăn bên cạnh, ông đắp lên người phủ kín từ chân lên đầu, cứ vậy chìm dần vào giấc ngủ. Lần nữa hồn ma của Thoại vẫn tiếp tục hiện về đeo bám không chịu buông tha cho ông, hắn đứng sát chỗ cửa sổ phòng ngủ khiến ông sợ hãi liền lập tức tỉnh dậy, miệng ú ớ:
Thoại… tao có nợ nần gì mày cơ chứ?
Bóng ma của Thoại cứ đứng lì ra đó, hắn chẳng nói câu gì mà chỉ nhếch mép cười lên một điệu cười hết sức ma quái, sau đấy lầm lũi bước dần ra cổng chính rồi dần biến mất.
Mày… rút cuộc thì mày muốn gì ở tao?
Hú hồn! Thì ra vẫn là mơ…
Ông Hưng thở phào ra một hơi nặng nhọc, người bạn thân thiết nhất của ông lúc này chính là cái điếu cày với gói thuốc lào Tiên Lãng đỗ say điên đảo. Ông vén màn chân bước xuống giường, xỏ vội đôi dép tổ ong lê ra đến đầu hè rồi lập tức ngồi bệt xuống chiếc ghế mây quen thuộc, bật lửa rít trọn luôn mấy hơi. Từng hơi khói trắng miên man xộc thẳng vào lồng phổi, cứ thế dâm dan chạy dần lên não khiến cho tinh thần ông sảng khoái vơi bớt u sầu.
Trời vẫn chưa sáng hẳn, hôm nay tự nhiên gió thổi mạnh quá, lẫn trong tiếng gió hình như nghe văng vẳng có tiếng ai đó khóc lóc não nề. Ông Hưng nghe thấy vậy thì giật mình cảm thấy lo sợ, ông bật nhổm dậy dáo dác nhìn quanh khắp lượt, rồi quay đầu nhìn thẳng ra cổng. Chẳng ngờ bên ngoài cổng chính nhà ông thực sự có cái bóng người đang lù lù đứng đó, qua hình dáng thì lờ mờ vẫn có thể nhận ra. Chính là Thoại, là hồn ma của Thoại.
Mày muốn gì? Sao mày đeo bám theo tao mãi thế?
Bóng người đó từ đầu tới giờ vẫn không hề quay người lại, một hồi thì lại từ từ tan đi như làn khói thoảng, còn lại sau đấy là những tiếng cười lanh lảnh vang vọng mãi trong gió. Ông Hưng cứ ngồi tần ngần mãi bên bàn trà, liên tục hút thêm cả chục điếu thuốc nữa, sao lúc này ông mong trời mau sáng đến thế.
Và rồi cuối cùng thì trời cũng sáng hẳn, bà Thành vợ ông tỉnh dậy từ lúc nào, bà bước vội ra hè cùng trên tay cầm theo cái làn mây đi chợ. Vừa ra đến cửa chính thì ngửi thấy sực nức toàn mùi thuốc lào thuốc lá cay nồng, thế là bà gắt ầm lên.
-Trời ạ! Ông muốn hút thuốc để chết hay sao?
Ông dạo này bê tha quá rồi đấy nhé, đêm qua thì ăn nhậu không biết đường về, đến giờ thì lại thuốc thang hút nạp vào người vô tội vạ. Tóm lại là có chuyện gì đã xảy đến với ông?
Chả có chuyện gì cả, bà đừng có lôi thôi hỏi tôi thêm nữa.
Câu nói của ông Hưng còn chưa dứt thì bất chợt có tiếng chuông điện thoại vang lên, người gọi cho ông chính là Định. Tôi có việc chạy qua nhà thằng Định một lát, trưa nay bà cứ ăn cơm trước đi nhé, tối tôi mới về.
-Ông thì giỏi rồi… ông cứ đi đi, đi cho khuất mắt tôi đi. Nhưng mà tôi nói trước cho mà biết nhé, đêm nay mà ông còn về muộn hay nốc rượu say xỉn thì tôi khóa cửa cho ông ngủ bên ngoài luôn đấy.
Ông Hưng đi rồi bà Thành cũng chẳng thèm ở nhà nữa, bà cũng leo lên xe rồi phóng vút đi trên con lộ chính.
Thế còn ông Hưng, đúng là ông có chạy qua bên nhà Định thật, lần này ông theo Định chạy tới một am thờ khác trên gần thành phố. Thầy pháp này trông già nua khá lớn tuổi, hôm nay lại là chủ nhật, có quá nhiều người vẫn đang đứng lố nhố đầy sân nhà thầy chờ đợi xem quẻ.
Định à… Tao thấy ông thầy pháp này có vẻ uy tín nhỉ?
-Có bệnh thì vái tứ phương, chú yên tâm đi, thế nào thầy cũng sẽ cứu giúp cho chú thoát nạn.
Đợi chờ mất một lúc thì cũng đến lượt đi vào làm lễ, thầy pháp xem qua mấy quẻ rồi nhìn thẳng mặt ông Hưng. Cuối cùng lắc đầu nguầy nguậy, quả quyết phán.
-Vong này nó mạnh lắm đấy! Sức tôi không giúp được gì cho anh đâu…
Dạ! Thầy bảo sao ạ?
-Vong Ma này là vong oán hận, lại chết đúng vào giờ phạm nên không chỉ có âm khí nặng mà đã biến thành tinh Quỷ. Tôi không đủ sức giúp anh đâu, anh nên đi tìm người khác thử hóa giải xem.
Dạ! Bẩm thầy… mong thầy ra tay cứu độ một lần với ạ.
Chỉ thấy thầy pháp vẫn xua xua tay, không ngừng lắc đầu nguầy nguậy.
-Khó đấy! Tôi không thể giúp được chuyện này, các cậu về đi.
Đúng là hy vọng càng nhiều thì thất vọng lại càng lớn, thầy đã không giúp cho thì đành phải quay về chứ biết làm sao.
-Chú đừng có vội nản... Trên thành phố này cháu còn biết thêm một vài thầy pháp cao tay nữa đấy, bây giờ cháu chở chú đi một vòng, thử xem họ có giúp được chú hay không.
Đến nước này thì ông Hưng cũng đành phải nghe theo lời Định răm rắp, nhưng tất cả các thầy bà bọn họ đến gặp đều phán ra đúng một câu giống như ông thầy pháp hồi sáng đã phán. Người nào cũng đều lắc đầu lè lưỡi, thoái thác từ chối luôn.
Đã quá xế chiều, thời tiết mùa này chả mấy sẽ rất nhanh tối, chỉ còn nước trở về nhà rồi ngày mai tính tiếp. Trên suốt đoạn đường về làng, mỗi người đều đang suy tư miên man theo mỗi hướng. Ông Hưng thì vẫn đang không ngừng lo sợ… đêm nay hồn ma của Thoại liệu rằng vẫn tiếp tục tìm về quấy phá ông chăng? Còn Định thì đang tự cười thầm đắc ý trong bụng… vậy là hắn sắp có khoản tiền tài cực lớn chuẩn bị chảy vào túi rồi, thử hỏi sao mà không vui không sướng.
-Chú này… hay là cháu đưa chú quay lại nhà cô đồng Tín nhé?
Thôi… Hôm trước tao đã thẳng thừng từ chối thầy ấy, giờ quay lại chắc gì thầy đã giúp cho, có khi còn đòi tiền cao hơn ấy chứ.
-Vâng, thế thôi, thế giờ chú cháu mình về nhanh kẻo muộn. À , mà cháu quên khuấy đi mất, trong huyện này có ngôi chùa cổ Bảo Lâm tự linh thiêng lắm, mà thầy trụ trì chùa ấy đạo pháp cũng cao, khéo thầy giúp được cho chú đấy.
Ừ, đằng nào thì cũng mất công mất sức cả ngày trời rồi, thế mày dẫn chú rẽ vào chùa ấy xem sao.
Thế là hai người liền hỏi tìm tới ngôi chùa có cái tên Bảo Lâm cổ tự, lúc đến nơi thì trời đã tối hẳn trong chùa vẫn còn tụ tập con hương phật tử rất đông. Sau khi thành tâm làm lễ khấn vái, ông Hưng và Định liền tìm ra hậu viện để gặp sư thầy. Vừa đối mặt sư thầy trụ trì đã chắp tay, miệng lẩm nhẩm đọc ra một tràng pháp niệm.
-Nam Mô A Di Đà Phật… thí chủ đang gặp chuyện phiền muộn trong tâm đúng không? Ấn đường u ám và khí sắc tệ quá, không cẩn thận còn nguy đến tính mạng ấy chứ.
Vâng! thưa thầy… Quả đúng là con đang có chuyện phiền muộn, con xin thầy cứu giúp con với.
-Đạo nhà phật không giống nhà thánh, chúng tôi chỉ có thể cúng kiến hồi hướng mong sao vong đó chịu buông bỏ oán niệm, rồi sớm ngày siêu xanh giải thoát. Hôm nay thí chủ đã đến được đây, coi như cũng là có duyên với Phật, nhà chùa sẽ đọc kinh trợ niệm, hy vọng có thể giúp cho thí chủ bình an.
Vâng thầy, con cảm ơn thầy.
Sau đấy lễ trợ niệm cũng được sư trụ trì cùng các vị phật tử thực hiện cúng kiến khá lâu, ông Hưng về được đến nhà cũng đã khuya lắm. Bà Thành vợ ông vừa nhìn thấy chồng bước vào nhà thì toan định mắng cho ông một trận, thế nhưng lại thôi vì không thấy trên người chồng có mùi bia rượu. Còn ông Hưng giờ này cũng đã mệt mỏi lắm rồi, cả ngày chạy đôn chạy đáo khắp chốn, vừa đặt mình xuống giường một cái là ông đã ngủ luôn. Vậy mà sự bình yên đó chẳng kéo dài được bao lâu, cho đến nửa đêm thì ông Hưng bỗng lại bừng tỉnh, toàn thân ông lúc này vẫn đau ê ẩm, vừa rồi đúng là có người đã dùng thứ gì đó như tảng đá lớn đè mạnh lên người ông vậy. Từ khi ấy cho đến sáng ông cũng không sao ngủ thêm được nữa, trong đầu cứ miên man suy tư biết bao nhiêu chuyện về Thoại.
Cho tới tờ mờ sáng thì bà Thành vợ ông liền trở mình nhổm dậy, chắc là bà ấy đi vệ sinh. Ông Hưng biết đấy nhưng vẫn nằm im giả vờ ngủ, vì cũng chẳng biết nên nói gì với vợ. Biết nói gì đây, biết nói thế nào, mà có nói ra thì vợ ông cũng chỉ thêm lo lắng, bà càng bù lu bù loa thêm rối. Bà Thành rời đi chưa được bao lâu thì có tiếng hét thất thanh vọng đến, nhận ra đúng là giọng của vợ ông Hưng nhanh chóng bật dậy rồi chạy ào xuống bếp. Lúc đến nơi ông thấy bà Thành đang ngồi thu lu dưới đất, cả người run rẩy chỉ tay về phía hành lang ăn thông với gian nhà bếp.
Có chuyện gì đó thế bà?
Mất một lúc thì bà Thành mới dần hoàn hồn lại được và nói:
-Ông ơi! Có ai đó đang ở trong nhà mình đấy ông ạ.
Cái gì? Có thật thế không? Bà không ngủ đủ giấc, chắc hoa mắt nhìn gà hóa cuốc rồi đúng không?
-Tôi… tôi thấy nó thật mà, ông ra xem là kẻ nào mà dám đột nhập vào nhà mình lúc này.
Ừ, để đấy tôi xem thế nào.
Vừa nói ông Hưng vừa đưa tay bật điện sáng trưng, vớ vội cây gậy tre đang dựng phía góc nhà làm vũ khí phòng thân. Vậy mà ông tìm khắp trong ngoài nhà vẫn chẳng hề trông thấy bóng dáng ai, nhưng trên chiếc bàn ăn trong bếp lại có đến mấy xấp tiền âm phủ, được đặt chình ình ở đó. Sợ vợ theo xuống trông thấy, ông liền nhanh tay vơ vội số tiền âm phủ ấy rồi ném luôn vào sọt rác.
Quay trở lại trên nhà ông Hưng hãy còn bắt gặp ánh mắt sợ hãi của vợ, cứ thế ông lắc đầu thốt:
Chả có ai cả, bà chỉ có giỏi nhìn gà hóa cuốc thôi.
-Sao lại không có? Rõ ràng là tôi có trông thấy nó cơ mà, nó đi lững thững từ chỗ gian bếp kia ra đấy.
Đã bảo là không có… tôi đi kiểm tra kỹ hết các ngóc ngách trong nhà cả rồi, đến con muỗi cũng chẳng thấy đây này.
Bà Thành nghe chồng nói vậy thì cũng trấn tĩnh lại được đôi chút, sau đấy bà còn bắt ông đưa đi xem khắp lượt lần nữa, sau cùng mới yên tâm dám thở phào một hơi nhẹ nhõm.
Đấy nhé… bà thấy chưa, bà chỉ giỏi ảo tưởng thôi.
Tuy ông Hưng nói thế nhưng trong lòng lại nghĩ khác, vừa trở về phòng ông ngay lập tức khóa trái cửa lại, đầu ông lúc này liền mường tượng suy diễn ra đủ thứ. Vậy là hồn ma của Thoại vẫn theo về, hắn còn quanh quẩn trong nhà ông. Thế nhưng tại sao hắn không đeo bám và cho ông trông thấy nữa, mà đã chuyển qua đeo bám vợ ông chứ.
Tiền thì cũng quý thật đấy, nhưng giữ lấy mạng thì vẫn tốt hơn. Thôi, không tiếc tiền được nữa rồi. Tần ngần mất một lúc khá lâu thì ông Hưng cũng đưa ra được quyết định, ông cầm lấy điện thoại rồi nhấn gọi cho Định. Đầu dây bên kia giọng của Định hãy còn ngái ngủ, có vẻ hắn hơi gắt nhẹ.
-Chú đấy à! Thế có chuyện gì mà chú gọi cháu sớm thế?
Ừ, chú làm phiền mày thêm chút đây. Thôi dậy đi, giờ tao qua đón mày, khả năng lại đưa chú qua chỗ cô đồng Tín làm cái lễ giải hạn.
-Úi dào! Cháu lại tưởng chuyện gì… Chú chốt làm như thế thì cứ chủ động chạy qua nhờ thầy, cháu đi với chú làm gì nữa.
Không được… vụ này mày phải đi với tao, có gì còn nói đỡ với thầy cho tao chứ. Hôm trước tao đã thẳng thừng từ chối, hôm nay quay lại sợ thầy giận không giúp.
-Vâng… thế qua luôn đi, chạy sang nhà thầy càng sớm càng tốt.
Khoảng chừng mới hơn tám giờ sáng thì ông Hưng cùng với Định cũng đã tới nơi, vừa bước chân vào điện thờ cô đồng Tín đã lên tiếng trước.
-Anh Hưng đấy à… thế anh đã đổi ý rồi đúng không? Cuộc đời có mấy cái mạng cơ chứ…
Vâng ạ! con xin lỗi thầy, thầy giúp con việc này với ạ.
-Được rồi… thế anh cứ chuẩn bị các thứ đồ lễ như tôi nói, đầy đủ tôi sẽ giải trừ luôn cho.
Vâng! thế cái khoản tiền thầy phán thì…
-Thế anh vẫn không có đủ tiền à? Hay anh muốn kỳ kèo thêm bớt…
Dạ không ạ! con chuẩn bị đủ cả rồi thầy…
-Ừ, thế thì mời anh vào đây. Tốt rồi… bây giờ anh viết đầy đủ họ tên cùng ngày tháng năm sinh, nhớ tính theo âm lịch ghi lên lá sớ này.
Sau đấy lễ đăng đàn cúng kiến dâng sao giải hạn trừ tà cho ông Hưng cũng diễn ra suôn sẻ, cả người bà đồng lắc lư một hồi khá lâu mới ngừng lại được, rồi thầy mở bừng đôi mắt nhìn chằm chằm ông Hưng tét lớn.
-Mau… mau đốt lá sớ này đi, rồi hòa tan phần tro than vào chén nước thánh tôi để sẵn kia kìa, uống luôn đi kẻo muộn.
Thôi thì thuốc đắng dã tật, mà là thuốc tiên quý giá thế này thì càng phải uống cho mau. Bởi vậy ông Hưng không chần chừ nữa, gật đầu lia lịa miệng vâng dạ rối rít.
Vâng ạ! Con xin nghe thầy…
-Chưa xong đâu! Đấy mới chỉ là bước đầu… Muốn diệt vong ma này, cần anh đây lựa chọn phương pháp xử lý triệt để đấy.
Vừa nói thầy vừa đưa lại cho ông Hưng một vật, vật ấy thì chính là một lá bùa và cẩn thận căn dặn tiếp.
Đây nhé…
-Cách thứ nhất thì khá đơn giản, anh cứ cất giữ lá bùa trong người thật cẩn thận, vong ma kia chắc chắn không thể lại gần, chỉ cần đợi qua hết 49 ngày thì mọi chuyện coi như đã được hóa giải.
-Cách thứ hai thì có phần phức tạp hơn, cách này có thể nói là “trảm thảo trừ căn”, nhổ cỏ tận gốc đấy. Chọn ra một ngày cực dương, anh dẫn tôi cùng ra mồ mả của nó, tôi sẽ trực tiếp ra tay trấn yểm khiến vong hồn ấy mãi mãi không thể siêu sinh siêu thoát. Tuy nhiên cách này có phần độc địa, ảnh hưởng rất lớn âm đức, con cháu đời sau không thể phát được, thậm chí tuyệt tự tuyệt tôn. Nghe đến đây thì ông Hưng ngay lập tức lắc đầu nguầy nguậy, vội vàng thốt:
Vâng con cảm tạ thầy! Nhưng con xin lựa chọn cách đầu ạ, gia hại người ta thì mình cũng mắc thêm tội chứ có ích gì.
Và rồi không biết có phải do tác dụng từ buổi làm lễ hay không, mà ông Hưng cảm thấy đầu óc nhẹ nhõm hẳn, giống như ông đã chút bỏ đi được một cái gánh nặng vô cùng to lớn vậy.
Hừ… Hy vọng là mọi chuyện sẽ ổn, hồn ma Thoại thôi đừng về làm phiền cuộc sống gia đình ông nữa.
Lúc này thì tâm thần ông Hưng đã phấn khởi lắm, ông không khiến Định chở ông mà bắt hắn ngồi phía sau xe. Hai người đi được nửa đường bỗng Định nói chen vào:
-Chú à… thế chú có định nói hết mọi chuyện cho dì biết hay không?
Mày điên à… nói ra làm gì nữa, mày thừa biết tính nết của dì mày rồi mà. Chuyện này cũng không khó lắm, để đấy có gì tao sẽ lựa lời rồi bảo là mang tiền đi đầu tư rồi thua lỗ, của đi thay người là được. Mà năm tới tao được lấy sổ hưu rồi, còn có thêm một khoản tiền “an toàn khu” lên đến năm sáu trăm triệu, chắc bà ấy cũng chả thể nào cứ ngày ngày rầy la tao mãi được.
Được rồi… hôm nay tao đang vui, hai chú cháu mình qua quán thằng Tùng béo làm vài ly, quán ấy có món đùi chó quay thơm lựng mày chả thích nhất là gì.
Sau buổi nhậu khuya ông Hưng trở về nhà, hôm nay tuy uống có hơi nhiều nhưng ông vẫn chưa say, thậm chí còn cảm thấy vui vẻ hơn ấy chứ. Bà Thành vợ ông lúc này cũng chưa ngủ, thấy chồng đi nhậu về mà cứ nghêu ngao hát mãi, bà tức lắm nhưng vẫn ngạc nhiên hỏi lại.
-Ông sao thế? Hôm nay ông trúng số à?
Thế nhưng mặc cho bà Thành có gặng hỏi thế nào, ông Hưng cũng tuyệt nhiên không nói gì nữa. Một lát sau từ trong nhà tắm bước ra, nhìn mâm cơm trước mặt tự dưng ông cảm thấy sao nó ngon đến thế, ăn vèo một mạch đã đến bát thứ năm, mặc dù hôm nay ông đã ăn uống rất nhiều.
Thật đúng với câu: “căng da bụng, trùng da mắt”…
Vừa vào giường là ông đã buồn ngủ rũ mắt, nhưng ông vẫn cố chống mắt mà chưa dám ngủ. Bởi ông sợ một khi ông ngủ thì Thoại sẽ lại hiện về, cảm giác ấy khiến ông lạnh hết sống lưng. Nhưng cho dù có cố thì cơn buồn ngủ ấy vẫn cứ chiến thắng, thôi thì mặc cho số phận, hy vọng mọi chuyện sẽ ổn. Quả thật là mọi chuyện vẫn ổn, đêm hôm đó đúng là ông Hưng đã ngủ một giấc ngủ rất ngon, ông không hề mơ mộng hay thấy bất cứ hình ảnh nào của Thoại nữa. Vừa thức giấc ông Hưng đã mừng như phát điên, giống như kiểu vừa được tái sinh vậy, cứ thế ông xẻ dép nhảy chân sáo bước đi thật nhanh về phía phòng bếp.
Bà Thành vợ ông lúc này vẫn đang lúi húi nấu ăn, vừa thấy vẻ mặt rạng rỡ của chồng bà càng hiếu kỳ liền nhíu mày vặn hỏi:
-Ông hay nhỉ? Ông đang giấu tôi điều gì đúng không? Chắc hẳn ông vừa trúng số độc đắc?
Ừ, đúng là thế đấy, còn hơn cả trúng số ấy chứ. Thôi không nấu nướng gì nữa, lên xe tôi đưa bà đi ăn một bữa thật ra trò mới được.
Thấy vợ hãy còn nghi hoặc trù chừ mãi chưa quyết được, ông Hưng hắng giọng hỏi lại:
Tóm lại là bà có muốn đi không thì bảo?
-Đi chứ! Được chồng đãi tiệc to thì tội gì không đi…
Thế nhưng bà Thành cũng vẫn tò mò với những biểu hiện kỳ lạ của chồng, một hồi mà bà vẫn cố gặng hỏi.
-Tôi thấy mấy ngày nay ông có nhiều biểu hiện lạ, ông nói thật cho tôi biết đi… chuyện này là thế nào?
Ông Hưng đã có sự chuẩn bị từ trước, cho nên ông trả lời ngay.
Thì là tháng tới tôi sẽ nhận được sổ lương hưu đấy thôi, chả là trúng số thì còn cái gì nữa.
-Nhanh vậy hả ông? Tưởng ông bảo phải sau Tết mới có quyết định. Ừ, thế thì đúng là đáng phải ăn mừng một bữa ra trò ông nhỉ? Được rồi, thế thì vợ chồng mình đi…
Thế rồi sau đấy cuộc sống cũng trở lại yên bình, cả tuần trời trôi qua ông Hưng gần như đã lấy lại được sự vui vẻ như trước. Hôm nay thậm chí ông còn dám nhận lời đi ăn cỗ tối ở làng Kình bên kia sông, lúc về tuy có uống hơi say nhưng ông vẫn vui, miệng không ngừng huýt sáo, lòng càng đắc ý tự lẩm bẩm.
Đúng thật là đáng đồng tiền bát gạo, cô đồng Tín giỏi thật đấy. Thoại à! Tao thách cả lò nhà mày đấy…
Về đến cổng nhà còn cách khoảng chừng vài chục mét thì bỗng ông Hưng khựng lại, ông nheo mắt nhận ra hình như có bóng người đang đứng lù lù phía trước.
Hả! Lại là nó…
Bẵng đi cả tuần trời rồi hồn Thoại đã không xuất hiện, thế mà giờ này hắn lại hiện về để chắn đường ông, rồi hắn quay mặt lại cười lên khành khạch sau đấy liền nhanh chóng biến mất.
Quái thật đấy! Sao có thể như thế?
Ông Hưng hoài nghi lắm nhưng rồi cũng ngay lập tức nhớ ra. Chết thật… thì ra ông đã bỏ quên lá bùa ở nhà mất rồi. Ông Hưng lúc này đã sợ quá, ông vứt bỏ cả xe chạy ào vào nhà.
Vừa thấy chồng đẩy cổng chạy ùa như Vịt, bà Thành giật mình vội hỏi:
-Ông làm cái gì vậy? Ông bị ma đuổi đúng không?
Ông Hưng không trả lời vợ mà bước vội vào phòng, ông đóng sầm cửa lại rồi lao tới cầm lấy lá bùa nắm chặt trong tay. Đưa mắt nhìn quanh căn phòng một lượt rồi lại tự lẩm bẩm.
Mẹ cha nhà mày chứ! Tao thách, mày có giỏi thì cứ đến đây…
Tất nhiên là không có ai phản hồi câu nói ấy, thời gian cứ vậy trôi qua nhờ có lá bùa phòng thân mà tâm trạng ông Hưng cũng dần ổn định trở lại. Nằm mãi ông vẫn không sao ngủ được, bỗng bụng ông quặn lên một cái, ông nhăn nhó buồn đi vệ sinh dữ dội. Tuy có lá bùa phòng thân thật đấy, nhưng thực sự ông vẫn còn sợ, chẳng nhẽ lại gọi vợ dậy đi cùng thì hơi kỳ cục, khéo bà ấy cười cho.
Không thể chịu đựng hơn được nữa rồi, cực chẳng đã ông đành đánh bạo rón rén bước ra khỏi phòng, ông đi nhanh xuống khu nhà vệ sinh để giải quyết cho xong. Cũng may trong suốt thời gian ấy không xảy đến chuyện gì, đến khi trở lại phòng ngủ chẳng ngờ lúc ngang qua gian phòng khách, chỉ loáng một cái ông nhận ra hình như vừa có bóng người lướt qua người ông thì phải. Một cảm giác hoang mang sợ hãi lan dần lên đại não, lông tóc cứ thế dựng ngược như lông nhím. Thuận tay ông bật nhanh công tắc bóng đèn phòng khách, làm gì có ai thế nhưng đập vào mắt ông lại là một thứ khiến ông lần nữa khiếp hãi. Vẫn là vài xấp tiền âm phủ, toàn mệnh giá hai trăm năm trăm mới cứng, bên trên dính đầy thứ chất lỏng có màu đỏ tanh nồng dính dính như máu vậy.
Cái gì thế này? Mẹ cha nhà nó chứ… Vậy là nó vẫn đeo bám không chịu buông tha cho mình?
Được… đã thế ngày mai tao sẽ nhờ thầy ra tay trấn yểm, cho mày mãi mãi không thể siêu thoát.
Đúng lúc này thì bà Thành cũng vừa tỉnh dậy, bà ôm bụng nhăn nhó có vẻ khó chịu lắm, thấy chồng đang đứng tần ngần ở đó bà liền hỏi:
-Sao đêm hôm ông không ngủ, ông làm gì vậy?
Thế sao bà cũng không ngủ?
-Tự dưng tôi đau bụng buồn đi vệ sinh quá đây này, khả năng hồi tối ăn phải thứ gì đó lạ bụng.
Cũng không đợi ông Hưng trả lời, bà Thành vội vã xông thẳng xuống khu nhà vệ sinh. Vợ vừa đi khỏi, ông Hưng đã nhanh tay vơ lấy toàn bộ mấy xấp tiền giấy âm phủ, ông ném luôn vào cái thùng rác xó nhà, định bụng sáng mai sẽ đốt hết thành tro bõ tức.
Đợi một lúc thì bà Thành vợ ông cũng trở về phòng, bà tắt đèn rồi vội vàng giục chồng đi ngủ.
-Thôi ngủ đi ông, mai tôi còn dậy sớm lên thành phố, có buổi hẹn họp lớp 30 năm ra trường ông ạ. Hay là ông sắp xếp thời gian đưa tôi đi được không?
Thôi bà cứ khéo vẽ, bà đi một mình cho nó tự nhiên.
-Được rồi… là ông tự lựa chọn đấy nhé, nếu đi một mình thì tôi đi luôn vài ngày chơi cho đã, ông ở nhà tự mà lo liệu đi.
Bà cứ tự nhiên, ở nhà tôi khắc tự lo liệu được.
Hôm sau bà Thành rời nhà thật sớm, bà chạy xe đến thẳng nhà của Định. Bà để xe lại đó rồi cả hai cùng bắt xe khách lên thẳng thành phố, điểm đến không đâu xa lạ lại chính là điện thờ nhà cô đồng Tín. Chuyến đi lần này lý do không giống như những gì đêm qua bà đã nói với chồng, hóa ra bà đang nói dối.
Thật sự thì ông Hưng có nằm mơ cũng chẳng thể tưởng tượng được rằng, vợ ông trông có vẻ hiền lành chất phác là thế. Vậy mà bà lại là trùm cuối, chuyên tổ chức dẫn dắt đường dây gái gọi và cho vay nặng lãi lớn nhất phố Bò. Thời điểm của vài năm trước khi Thoại còn làm lái xe riêng đưa đón ông Hưng, dựa vào lớp vỏ bọc hoàn hảo ấy mà vô số lần hắn đã được tằng tịu với chính bà Thành vợ của sếp. Ông Hưng thì đã qua cái thời sung mãn, còn bà Thành đang vào tuổi hồi xuân, sự xuất hiện của Thoại giống như một cơn gió mát kéo mưa lớn tưới cho khu vườn khô hạn lâu ngày. Đổi lại sau những lần ân ái ấy, Thoại được bà Thành chi cho rất nhiều tiền bạc tiêu xài xả láng.
Bà Thành cũng có biết Thoại vay mượn chồng mình số tiền lên đến 800 triệu, nhưng điều tai hại hơn nữa chính là khi gia đình Thoại vỡ nợ, hắn đã quay qua đe dọa ngược bà. Nếu bà không chịu chi ra số tiền 20 tỷ để hắn chang trải nợ nần, vậy thì mối quan hệ giữa hắn với bà sẽ được công khai ra hết. Trước sự đe dọa này bà Thành rối bời lắm, không làm theo lời của Thoại mà lộ ra thì gia đình đổ bể, bà còn mặt mũi nào đối mặt với chồng với các con. Còn làm theo lời hắn thì số tiền ấy lớn quá, tiếc đứt hết ruột. Khó thật… biết tính sao đây?
Khốn nạn! Được rồi, đã vậy thì tao cho mày chết.
Đã đến nước này thì bà Thành liền đưa ra một quyết định hết sức táo bạo, lập tức bà bốc máy nhấn gọi cho đàn em, chính là gã giang hồ Toán móm.
Dạ! Em nghe chị… Có việc gì mà chị gọi em khuya thế?
-Mày biết thằng Thoại bên làng Kình đúng không? Cái thằng ngày trước lái xe cho ông Hưng chồng tao chứ?
À! Là thằng Thoại nát như tương bần ấy hả chị? Em biết nó mà, đợt này nó đang trốn chui trốn lủi, có khác gì trạch trấu đâu. Thế chị muốn em làm gì với nó?
-Ừ, mày cho người trừ khử ngay nó cho tao, hãy làm cho nó câm miệng mãi mãi. Mà này… xử lý cho thật gọn gàng đấy, xong chuyện nhớ tạo hiện trường giả thật kín kẽ vào. Xong việc tao sẽ chi trả cho chúng mày thật hậu hĩnh…
Vâng chị! Em biết rồi, chị khỏi lo đi.
***
Thế nhưng sau cái chết của Thoại, bà Thành chẳng những không được yên mà còn là người sợ hãi nhất. Bà thường nhìn thấy hồn ma của Thoại hiện về dọa mình, liên tiếp nhiều ngày tháng bà mất ăn mất ngủ. Đến lúc không chịu đựng được nữa thì bà liền được Định, thằng cháu họ mách nước. Chuyến đi lên thành phố tìm thầy pháp giải hạn lần này, quả lễ trấn yểm vong hồn của Thoại bà đã phải chi ra số tiền lên đến bốn trăm triệu. Nhưng bà vẫn vui lắm, bà tự an ủi với lòng là “của đi thay người” cho nhẹ nhõm. Buổi lễ kéo dài cả ngày trời cho đến lúc này mới xong, nhìn lại đồng hồ đã gần 9 giờ tối, giờ này mà muốn về huyện thì cũng chả có xe nào chạy nữa. Do vậy Định liền quay qua hỏi nhỏ bà Thành:
Dì à… giờ này cũng muộn lắm rồi, dì định tính thế nào?
-Thì còn tính thế nào nữa, cứ ra thuê khách sạn nghỉ lại thôi. À mà này… Mày xem có quán ăn nào ngon ngon chút, muốn ăn gì cũng được, bữa nay dì đãi.
Vâng! Được thế thì còn gì bằng, để cháu đưa dì đi luôn, cháu cũng đói lắm rồi.
Sau khi ăn xong Định liền lên tiếng:
Dì à… Cháu đã thuê phòng cho dì ở khách sạn Vạn Xuân bên kia đường rồi đấy, dì nghỉ lại rồi mai chủ động về huyện trước nhé. Trên này có mấy đứa bạn thân học cùng hồi cấp ba, cháu cũng muốn ở lại vài ngày thăm hỏi bọn nó.
-Mày lại viện cớ muốn ở lại chơi bời đúng không? Được rồi… thế có còn tiền nữa không? Cầm lấy đi, tao cho thêm mấy đồng tiêu vặt.
Định đi rồi thì bà Thành cũng mau chóng trở về khách sạn, bà lao ngay vào tắm rửa rồi lăn ra chiếc giường nệm êm ái. Cả ngày hôm nay hết ngồi xe khách rồi lại ngồi tụng niệm khấn vái sùy sụp, bởi vậy cơ thể đã mỏi nhừ giống như vừa bị ai đó dần cho một trận.
Nằm được một lúc thì bà Thành cũng chìm dần vào giấc ngủ lúc nào không biết, trong mơ chẳng ngờ vong hồn của Thoại vẫn hiện về, thậm chí hắn còn dẫn bà vào một nghĩa địa tối tăm xa lạ. Càng chạy thì càng mất phương hướng, không gian và thời gian nơi này giống như đang dài ra vô hạn.
Rồi giọng một người khàn khàn nghe méo mó như tắc nghẽn, giọng ấy thốt lên khiến bà Thành chết điếng.
Chị Thành đấy à! Sao chị nỡ đối xử tệ bạc với em như thế? Chị mau đền mạng cho em đi…
Bà Thành lúc này đã sợ quá rồi, bà hét toáng lên muốn co giò bỏ chạy mà đôi chân như dính chặt trên đường. Sát hàng bia mộ trải dài sâu hun hút, bóng ma của Thoại đã lù lù đứng đó từ bao giờ. Hắn nhìn bà chằm chặp rồi bất giác nở một nụ cười hết sức ma quái, cuối cùng thì lừ lừ tiến tới rồi bất ngờ đẩy mạnh khiến bà Thành rơi ngay xuống vực thẳm. Bởi thế mà bà bừng tỉnh khỏi cơn mê, miệng thều thào tụng niệm một tràng toàn những câu chú mà buổi chiều vừa được cô đồng Tín truyền dậy. Phải mất một lúc khá lâu thì bà Thành mới dần định thần lại được, bà đưa ánh mắt nhìn quanh khắp lượt gian phòng, đã chắc chắn không còn thấy sự hiện diện vong hồn. Đồng hồ trên tường đang chỉ mới hơn 10 giờ tối, vậy là bà chợp mắt chưa được bao lâu.
Quái thật! Rõ là trong người bà vẫn đang giữ chắc lá bùa, với cả mấy câu thần chú phòng thân nữa. Sao tất cả đều không có tác dụng trấn áp vong hồn Thoại?
Không ổn… đêm nay mà cứ như thế này, hồn Thoại hiện về thì làm sao bà sống nổi. Chỉ có nước gọi thằng Định mau đến ngay đây mới được…
Bà Thành lấy chiếc điện thoại rồi nhấn số gọi ngay cho Định, cũng may là gã không tắt máy.
-Alo… Định đấy hả?
Vâng! Cháu đây…
-À, mà không có gì…
Thật ra thì bà Thành đang định nói rằng: Định… mày đang ở đâu đấy, mày mau đến đây đi, tao đang rất sợ đây này. Những câu nói ấy đang định phát qua cửa miệng thì bà lại tự kiềm chế được mà ngừng lại, sợ thì có sợ đấy nhưng chẳng nhẽ lại nói thế, hóa nó chả cười cho thối mũi.
Vâng! thế thôi, dì ngủ đi cho khỏe.
-À mà này, tao hãy còn chuyện đang muốn hỏi mày đây. Chuyện chiều nay dì cháu mình làm lễ giải hạn chỗ cô đồng Tín ấy… có khi nào thầy ấy lừa gạt mình không?
Ấy chết… sao dì dám nói thế? Thầy cao tay ấn nhất vùng, quân quyền của thầy linh nghiệm lắm. Ai mà báng bổ thầy đều biết đấy, khéo âm binh nó vật cho méo miệng.
-Ừ, tao nào có ý đó đâu…
Vâng, thế dì cứ yên tâm ngủ đi nhé.
Thế nhưng lúc này làm sao bà Thành có thể dám ngủ, vừa rồi cảm giác lo lắng sợ hãi càng lúc càng tăng cao. Bà quyết định rời khỏi căn phòng khách sạn này, có tốn kém đến mấy cũng phải bắt taxi trở về nhà ngay trong đêm tối. Bà cũng đã mệt mỏi lắm rồi, tiền bạc nhà cao cửa rộng, toàn những thứ vật chất xa hoa bà đâu còn thiếu, nhưng chỉ vì một phút yếu lòng mà phải đánh đổi tất cả. Ngồi trên chiếc xe taxi về quê mà tự dưng mắt bà Quỳnh nhòe đi cứ thế chảy xuống hai dòng lệ, bà cảm thấy bản thân mình đã thất bại ê chề. Rồi bất ngờ từ phía trên ghế lái, một gương mặt trắng bệch quay luôn xuống nhìn bà chằm chằm. Tất nhiên là bà Thành nhận ra đây chính là gương mặt trắng bệch đầy máu me của Thoại, gã nhoẻn miệng cười với bà một cái rồi thì thào hỏi nhỏ.
Chị ân hận rồi đúng không?
Sự kinh dị ấy khiến bà Thành chỉ kịp hét lên một tiếng, mở toang cánh cửa xe không chần chừ nhảy luôn xuống đường, trong khi xe còn đang phóng đi vun vút. Những gì cuối cùng bà Thành có thể cảm nhận được, là tiếng cười rít lên đầy mãn nguyện. Bên kia đường một bóng người quen thuộc cũng từ từ quay bước đi rồi tan biến, mà cái bóng đó không ai khác chính là hồn ma của Thoại.
Sáng sớm hôm sau thì ông Hưng liền nhận được tin báo, bà Thành vợ ông bị tai nạn giao thông trên thành phố đã mất mạng. Kể thì cũng lạ, từ hôm ấy trở đi không khi nào ông Hưng còn thấy vong hồn Thoại hiện về với ông thêm lần nào nữa.
0 comments:
Đăng nhận xét